Tìm hiểu về đặc trưng kiến trúc đình chùa Việt Nam

kien-truc-dinh-chua-1

Kiến trúc đình chùa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam, nó đã tồn tại từ khá lâu và cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã được cải biến về mặt thiết kế nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng truyền thống không thể phá vỡ. Đình chùa là nơi thờ cúng tâm linh và có vai trò hết sức quan trọng trong văn hoa Việt. Vậy đặc trưng trong kiến trúc đình chùa là gì?

Những nét đặc trưng của kiến trúc đình chùa

Đình chùa ở mỗi vùng miền mỗi dân tộc đều sẽ có những nét đẹp riêng và xây dựng theo phong cách riêng, tuy nhiên nó có một nét đặc trưng đó là:

Tam quan: đây là một bộ phận không thể thiếu được trong kiến trúc đình chùa, một ngôi chùa thường sẽ có 3 cửa để dẫn vào, với chùa lớn thậm chí còn có tới 2 tam quan tức là tới 6 cửa người ta vẫn gọi là tam quan nội và tam quan ngoại. Phía bên trên thì có gác chuông đánh chuông báo hiệu.

kien-truc-dinh-chua

Sân chùa: Và sau khi đi qua tam quan thì bạn sẽ gặp ngay không gian của sân chùa, nó được bài trí với hòn non bộ, những cây cảnh xanh tốt, cây hoa… làm nổi bật lên cảnh sắc thiên nhiên, cho không gian thêm đẹp hơn, trong lành hơn. Trong sân chùa nhiều nơi còn xây dựng thêm 1 ngọn tháp ví dụ như chùa thiên Mụ. Tùy vào không gian của chùa mà sân có kích thước rộng, hẹp khác nhau.

Bái đường: Từ sân chùa ngước lên phía trên bạn sẽ thấy được một kiến trúc đình chùa đó chính là bái đường hay nhiều nơi còn gọi là tiền đường. Trong bái đường thường đặt tượng, bia đá… ghi lên sự tích của ngôi chùa,đây cũng có thể là nơi đặt chuông hay bàn đón khách đến tham quan. Giữa phần bái đường được đặt hương án và đây là nói thắp hương chính của ngôi chùa, Thường thì người đến lễ chùa thắp hương ở khu vực này. Cũng giống như sân chùa thì không gian của bái đường rộng hẹp khác nhau và số lượng gian cũng phụ thuộc vào diện tích này. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo tối thiểu không gian bái đường phải có 3 gian, còn thường thì phải có 5 gian.

Chính điện: Đây là không gian chính của ngôi chùa, đi qua bái đường ta sẽ vào đến nơi, ở đây có một không gian rộng rãi, thoáng có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất vì nơi đây là nơi đặt những bức tượng phật chủ yếu để thờ Phật, một vị trí linh thiêng mà khi bước vào ai cũng cần phải có thái độ nghiêm túc, trang nghiêm nhất.

Hành lang: trong kiến trúc đình chùa thì hành lang sẽ được đặt chạy song song với chính điện, nó nối phần chính điện với hậu đường và tạo thành một không gian liền mạch.

Hậu đường: Như Góc Xây Dựng đã nói ở trên, qua chính điện đi hết hành lang là sẽ tới phần hậu đường hay nhiều nơi còn gọi là nhà tổ, có nhiều nơi còn thiết kế nhà hậu đường ở ngay sau chính điện và nằm phía sau bàn thờ phật.

Nói chung trong kiến trúc đình chùa thì cũng có nhiều thiết kế khác nhau, tùy vào từng triều đại, văn hóa khác nhau, còn có rất nhiều điều bạn cần khám phá đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *