Resin từ lâu đã được xem là nguyên liệu không thể thiếu trong chế tạo, thiết kế ở nhiều nước trên thế giới. Vậy Resin là gì, có bao nhiêu loại và ứng dụng thực tế của Resin ra sao?
Trong bài viết này hãy cùng Góc Xây Dựng tìm hiểu Resin là gì cũng như những ứng dụng quan trọng của nó trong cuộc sống nhé.
Resin là gì?
Resin hay còn gọi là nhựa Resin, keo Resin, Resin Thái,… là hợp chất hóa học có tính ứng dụng cao trong cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng.
Trong 3 trạng thái gồm dạng cứng, dạng lỏng và dạng bột thì Resin lỏng được ứng dụng nhiều nhất, từ lĩnh vực xây dựng, nghệ thuật cho đến y học,…
Đặc điểm của Resin
Nếu đã đóng cứng thì các sản phẩm từ Resin hoàn toàn không độc hại trong điều kiện nhiệt độ thường. Tuy nhiên, Resin dễ bị ngả vàng sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thời gian ngả vàng có thể xảy ra sau vài tuần, vài tháng hoặc 1 năm tùy theo chất lượng Resin, trong đó Resin cao cấp sẽ ít ngả vàng hơn và có khả năng tự lành cao nên khó bị trầy xước.
Resin có những loại nào?
Epoxy Resin
Epoxy Resin (keo AB, keo Resin hay nhựa Resin) là chất lỏng có màu vàng nâu, không mùi, không chứa chất pha loãng, chịu lực tốt, thường được sử dụng để đúc mẫu hoặc tạo lớp phủ, giúp bảo vệ và chống mài mòn cho bề mặt.
Do không bị co lại khi thay đổi thời tiết, nên Epoxy Resin thường được pha chế theo tỷ lệ phù hợp để tạo các thành phẩm như:
- Trong công nghiệp và xây dựng: sơn chống thấm, sơn phủ vỏ tàu, keo dán
- Các sản phẩm handmade: tranh 3D, mặt bàn, mặt tranh, ốp điện thoại…
Epoxy Resin gồm 2 loại chính:
- Epoxy Resin trong suốt (Clear Type): trong suôt như pha lê, kính nhưng dùng lâu sẽ bị ngả vàng, riêng Resin Ultra DTAB cũng trong suốt, ít bọt, có thể kháng tia UV nên không bị ngả vàng khi sử dụng lâu dài.
- Epoxy Resin cứng (Hard Type): giúp khắc phục tính mềm của dòng Epoxy Resin gốc.
Polyester Resin
Là loại nhựa tổng hợp của Polyester có dạng lỏng, nhớt, có màu vàng nhạt và mùi đặc trưng. Thường dùng để chế tạo nhựa thường, đúc các sản phẩm có độ dày cao nhờ giá thành rẻ. Không kháng UV nên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị ngả vàng.
Polyurethane Resin
Polyurethane Resin (còn gọi PU, PU Resin) có tính kháng nước, chịu nhiệt tốt, kết dính cao, bền dẻo, chống mài mòn. Vì thế thường được dùng để chế tạo cao su, nệm, tàu biển, ô tô, sơn phủ, sơn chống thấm,…
Thực tế, Polyurethane Resin gốc rất háo nước, có nhiều bọt và POT time ngắn nên không thích hợp dùng trong mỹ thuật, handmade hay tạo các sản phẩm 3D trong suốt như loại Epoxy Resin.
Acrylic Resin
Acrylic Resin (nhựa Acrylic) là loại nhựa có dạng trong suốt hoặc có màu, có thể tan trong nước, thường được dùng để chế tạo các loại keo pha trộn.
Do có tính chất vật lý khác nhau nên Acrylic Resin được chia thành 3 loại:
- Acrylic Resin nhiệt dẻo: Không màu, có màng nhựa trong suốt, ít phản ứng với bột màu, thường được dùng làm sơn PU kim loại, nhôm, plastic hoặc sơn tân trang xe hơi.
- Acrylic Resin dẻo: Có màu sắc đẹp, phong phú, dễ gia công, bền dẻ, được dùng nhiều trong thiết kế nội thất, keo màu nước,…
- Acrylic Resin nhiệt rắn: Độ rắn và độ bền cao, được dùng làm nguyên liệu cho nhiều loại sơn công nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của Resin
Epoxy Resin
Ưu điểm:
- Trong suốt, có thể kháng được tia UV.
- Đóng cứng cả trong môi trường nước.
- Có kết cấu cho hút được chân không, tạo liên kết cho nhiều vật liệu khác nhau.
Nhược điểm:
- Dễ bị trầy xước khi khô vì có tính mềm.
- Bề mặt dễ bị mờ khi đánh bóng vì không có khả năng chịu nhiệt.
Polyester Resin và Polyurethane Resin
Ưu điểm:
- Sau khi khô đều sẽ rất cứng.
- Tăng độ sáng dễ dàng bằng cách đánh bóng.
- Giá thành rẻ nên có thể dùng để đổ khuôn sâu với số lượng lớn.
Nhược điểm:
- Có phản ứng hóa học có hại đến sức khỏe.
- Có thời gian đông cứng nhanh, chỉ từ 8 – 10p.
- Dễ gặp tình trạng ngả vàng sau 1 thời gian sử dụng.
- Không phù hợp cho các môi trường ẩm ướt.
Một số lưu ý khi sử dụng các loại Resin
Đảm bảo an toàn lao động
Khi sử dụng các hợp chất hóa học, bạn cần chú ý tuân theo những lưu ý sau:
- Trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, mặt nạ chống độc, bao tay.
- Nếu bị tiếp xúc với da, cần rửa sạch ngay bằng nước và xà phòng.
- Tránh dùng Resin phòng kín hoặc nơi có nhiều người, nên chọn những nơi có không gian rộng rãi và thoáng đãng.
- Không ăn uống khi đang tiếp xúc với Resin.
- Vệ sinh dụng cụ và rửa sạch tay sau khi hoàn tất.
- Để xa tầm tay của trẻ em.
Cách bảo quản Resin
- Bảo quản Resin ở nơi khô thoáng và tránh tiếp xúc với ánh sáng.
- Pha theo tỉ lệ A & B đúng như hướng dẫn để đạt độ cứng mong muốn.
Ứng dụng phổ biến của Resin
- Nhẫn gỗ Resin: Sản phẩm kết hợp giữa gỗ tự nhiên với dòng Epoxy Resin.
- Bàn gỗ được chế tác kết hợp Epoxy Resin.
- Vẽ tranh 3D trên Resin: Có nguồn gốc từ Nhật Bản, là nghệ thuật vẽ trên các lớp keo khác nhau để tạo hiệu ứng 3D sống động.
- Dùng làm mặt kính đồng hồ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích để giải đáp cho câu hỏi Resin là gì, phân loại và ứng dụng của Resin trong thực tế, hy vọng đã giúp các bạn hiểu thêm về loại nguyên vật liệu này.