Nếu ngôi nhà 1 tầng thì có lẽ sẽ dễ dàng hơn khi bạn lựa chọn chiều cao cho ngôi nhà, tuy nhiên với những ngôi nhà cao tầng thì sao? Cần phải biết cách bố trí và lựa chọn chiều cao mỗi tầng sao cho hợp lý, thích hợp với công năng riêng. Vậy chiều cao trần nhà lý tưởng trong xây dựng cần dựa vào những tiêu chí nào?
Chiều cao trần nhà là gì?
Ta có thể hiểu chiều cao trần nhà chính là khoảng cách giữa 2 sàn nhà, nó được tính từ sàn của tầng dưới cho đến sàn kế tiếp tầng trên. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi tầng sẽ phân chia chiều cao khác nhau.
Có những người thích trần thấp vì như thế sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi, tuy nhiên nhiều người lại cảm giác như thế là bức bí, nặng nề, hay với trần nhà cao có người cảm thấy thoáng đãng, tôn nghiêm, sang trọng nhưng cũng có người cảm thấy trống trải và lạnh lẽo, mỗi người sẽ có cảm nhận riêng vì thế mà chiều cao trần nhà của mỗi gia đình là khác nhau.
Vậy độ cao trần nhà lý tưởng như thế nào?
Theo quy định của pháp luật mà GXD thu thập được thì chiều cao trần nhà hợp lý là:
- Độ cao tính từ mặt sàn này lên mặt sàn mái khác tối đa là 3m.
- Độ cao tình từ mặt này này lên mặt sàn trên từ tầng thứ 2 trở lên được tối đa là 3,5m
- Tính từ độ cao vỉa hè đến đáy của ban công tối đa là 3,5m
- Độ cao sàn tối đa là 3,8m, bao gồm:
+ Đường lộ giới dưới 3,5m thì không làm được tầng lửng
+ Độ cao sàn tối đa 5,8m bố trí được tầng lửng.
Chiều cao trần nhà cũng còn tùy thuộc vào số bậc cầu thang mà bạn muốn thiết kế nữa, một số bậc được nhiều người lựa chọn nhất đó là 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc và 25 bậc. Với những người lựa chọn số bậc thang lên đến 25 bậc thì chắc chắn chiều cao trần phải cao hơn nhiều so với 13 hay 17 bậc rồi:
- Với những ngôi nhà có bề rộng hẹp thì số bậc cầu thang sẽ bị hạn chế vì thế để tạo độ dốc cầu thang nên chọn chiều cao tầng thấp khoảng 3m – 3,25m là hợp lý.
- Với nhà có bề rộng lớn hơn 4,5m thì nên chọn chiều cao trần nhà từ 3,2 – 3,4m là thích hợp nhất.
Ngoài ra, để giải đáp câu hỏi Tư vấn thiết kế trần nhà cao bao nhiêu là vừa bạn cũng nên thiết kế chiều cao trần nhà phụ thuộc vào những yếu tố như: có giúp tiết kiệm năng lượng không? Phù hợp với kiến trúc, thích hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế. Nếu đạt được những điều này thì bạn đã có 1 ngôi nhà lý tưởng rồi đó.