Thực hư chuyện gỗ lim làm giường gây bệnh là thế nào? Trong tứ thiết gỗ của Việt Nam không thể thiếu gỗ Lim. Loại gỗ lim này được dùng trong các công trình xưa cho đến nhà người Việt ngày nay. Nói đến gỗ lim là gợi mở về một công trình vững chắc, một gia đình giàu có, truyền thống và sự thịnh vượng.
Gỗ lim là gì?
Gỗ Lim là loại gỗ quen thuộc tại Việt Nam với tên gọi khác là gỗ Lim xanh. Đây là một trong tứ thiết gỗ Đinh, Lim, Sến, Táu. Gỗ Lim có tính ứng dụng rộng rãi trong làm đồ nội thất ở Việt Nam. Thường làm cửa, bàn ghế, giường của nhà giàu thời xưa hoặc làm cột kèo đình chùa cho đến ngày nay.
- Tên khoa học: Erythrophleum Fordii
- Họ Fabaceae, chi Erythrophleum
- Thuộc gỗ nhóm II, có đặc tính nặng, rất cứng, chắc. Ngoài Lim, gỗ nhóm 2 còn có các loại gỗ như căm xe, đinh, táu, sến, sao xanh, nghiến,…
- Một số loại gỗ lim phổ biến tại Việt Nam: gỗ lim xanh, gỗ lim Lào, gỗ Lim Campuchia, gỗ lim Nam Phi, gỗ lim vẹt..
- Gỗ lim khi là cây non là cây ưa bóng mát, mất nhiều năm để trưởng thành. Khi trưởng thành, cây Lim lại trở thành cây ưa ánh nắng, thường mọc thành khu vực hoặc riêng lẻ.
- Chiều cao một cây Lim trưởng thành là 30m2, tương đương tòa nhà 10 tầng.
- Cây gỗ Lim ưa khí hậu nhiệt đới, thường tìm thấy phân bố ở khu vực Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc và Nam Phi.
Cách nhận biết gỗ Lim
Đặc điểm gỗ Lim
- Độ cứng cao, rất nặng, khả năng chịu tải trọng tốt.
- Khả năng chống mối mọt rất tốt. Tuổi thọ các chế phẩm từ gỗ Lim rất cao.
- Gỗ Lim bảo quản đúng cách khó bị cong vênh hay biến chất.
- Gỗ Lim có màu thẫm, nếu ngâm bùn sẽ có màu đen rất đẹp.
- Điểm thẩm mỹ của gỗ Lim nằm ở vân gỗ xoắn bắt mắt. Giữa gỗ Lim xanh và gỗ Lim Nam Phi vân gỗ có sự khác nhau, do đó cần phân biệt rõ.
- Hương thơm của gỗ Lim ngả sang mùi hắc, có khả năng gây kích ứng mũi và hắc hơi với một số người.
Cách nhận biết gỗ Lim thật và gỗ Lim giả
Vì thuộc dòng gỗ quý, vân gỗ lim thường được ưa chuộng, chính vì thế có khá nhiều loại gỗ trôi nổi giả danh gỗ lim. Để không lầm tưởng, có vài cách để nhận biết gỗ Lim sau đây:
Mùi hương hắc:
Không giống các mùi gỗ thông thường, cũng không thơm như gỗ xoan đào, gỗ Lim mang mùi rất hắc. Đặc biệt là gỗ Lim từ Lào hay Tây Nguyên. Nhiều người dễ bị hắt hơi nếu hít phải mùi gỗ Lim.
Gỗ Lim rất nặng:
Trọng lượng gỗ Lim rất nặng, kết cấu gỗ bền chắc. Nếu thử nhấc thân gỗ và cảm thấy nhẹ tay thì có thể là gỗ kém chất lượng.
Ngâm gỗ lim vào nước vôi trong:
Một thân gỗ hoặc sản phẩm được tuyên bố là gỗ Lim. Nhưng bạn vẫn chưa tin thì nên dùng nước vôi trong để thử. Nếu trong vòng 1 giờ nước vôi chuyển đen thì đây là gỗ lim thật.
Răm gỗ/dằm gỗ:
Gỗ Lim có đặc tính rất cứng, nếu sơ ý đụng phải răm gỗ/dằm gỗ tay sẽ dễ chảy máu và rất đau.
Ứng dụng gỗ Lim trong xây dựng
Cấu kiện công trình
Lợi dụng ưu điểm bền chắc cùng thời gian và khả năng chống chọi với mối mọt, từ lâu người Việt đã dùng gỗ Lim trong cấu kiện xây dựng. Từ cột, kèo, xà nhà, cửa chính, cửa sổ… đóng bằng gỗ lim sẽ rất chắc chắn, không cong, không vênh và mang giá trị kiến trúc cao, lại lâu bền.
Nội thất gia đình
Gỗ Lim tuy có sức tải rất lớn, bền chắc, vân gỗ lim rất đẹp để đóng bàn ghế, tủ trang trí, tủ gỗ là rất đẹp sang trọng.
Một số nơi dùng gỗ Lim để ốp sàn nhà, làm tay vịn cầu thang, lót cầu thang… vẫn được. Nhưng do gỗ Lim không chịu ẩm tốt, nên để bảo quản tốt hơn, người thợ cần gia công chống thấm cho gỗ thật kỹ.
Tuy vậy, gỗ Lim đối với các chi tiết chạm trổ lại cần bỏ ra nhiều công sức hơn để chế tác. Vì đặc tính loại gỗ này rất chắc, nên thợ làm gỗ cần phải tốn thời gian và công sức hơn. Chi phí để có chế phẩm gỗ Lim đẹp thẩm mỹ lại cao hơn.
Các mẫu cửa gỗ Lim và Lim Nam Phi
Các mẫu giường gỗ Lim
Phân biệt gỗ Lim Lào và Lim Nam Phi
Điểm chung gỗ Lim Lào và gỗ Lim Nam Phi
Đều có đặc tính chung của gỗ Lim như độ bền, chống mốt, chắc nặng hơn các loại gỗ thường, vân gỗ xoăn có tính thẫm mỹ cao và ít cong vênh. Đặc biệt gỗ Lim không thể không có mùi hắc.
Nếu gia công tỉ mỉ thì nhiều người sẽ thấy hai loại gỗ này khá tương đồng nhau về mặt hình thức.
Sự khác nhau giữa gỗ Lim Lào và gỗ Lim Nam Phi
Độ cong vênh của gỗ
Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, gỗ Lim Lào có khả năng chịu tác động tốt hơn, vẫn giữ được sự rắn chắc và không cong vênh tốt
Trọng lượng sai khác
Gỗ Lim Lào thường có khối lượng nặng hơn Lim Nam Phi từ 1,2 – 1,5 lần. Sự nhẹ của gỗ Lim Nam Phi cũng là một điểm mạnh của loại gỗ này, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn, tiết kiệm giá thành đồng thời dễ chế tác hơn. Tuy vậy, đường kính của Lim Nam Phi lại lớn hơn Lim Lào
Màu sắc đậm nhạt khác nhau
Đối với màu gỗ Lim thuần chủng mà nói, dân sành chơi đồ gỗ sẽ ưu thích màu đỏ thẩm tự nhiên của gỗ Lim Lào hơn bất kỳ loại gỗ Lim nào khác. Nhưng nếu qua gia công xử lý màu sắc, như ngâm bùn để tạo sự đen bóng, thì hầu như các loại gỗ Lim đều chuyển một sắc đen.
Vân gỗ mang sự thẩm mỹ khác
Số đường vân gỗ trên thớ gỗ Lim Lào nhiều hơn gỗ Lim Nam Phi do tuổi đời cao hơn hẳn. Các vân gỗ Lào cũng mềm mại và trơn nhẵn hơn loại gỗ Lim từ Nam Phi. Trái lại, vân gỗ Lim Nam Phi lại có vẻ độc đáo riêng và gai góc khác biệt hơn hẳn.
Hy vọng các chia sẻ cơ bản về các loại gỗ Lim trên đây có thể giúp ích được cho quá trình tìm hiểu vật liệu gỗ truyền thống này.