Các công trình nhà ở dân dụng đến các công trình công nghiệp ở Việt Nam đều khó tránh khỏi việc thấm sàn, thấm trần thấm tường nếu không có biện pháp. Thông thường, trong quá trình xây dựng, thợ thầy thường dùng vữa tô, sơn chống thấm hoặc ốp tôn cho rẻ. Nhưng đối với nhà ở đang sử dụng, có hiện tượng bị thấm tường, thấm sàn, thấm trần thì cách tối ưu nhất là keo chống thấm.
Keo chống thấm là gì?
Keo chống thấm ra đời để giải quyết các vết thấm tường/sàn/trần cũng như các vết nứt trong bê tông thường thấy. Khó có thể xử lý bằng biện pháp trát vữa hay trét bê tông vì độ kết dính không đảm bảo.
Với đặc tính kết dính tốt, co giãn tuyệt vời, keo chống thấm là sản phẩm chuyên đặc trị cho các vị trí tường sàn trần bị nứt lún. Vết vá bằng keo chống thấm có độ an toàn cao, bền bỉ theo thời gian và giải quyết ngay vấn đề thấm tường, nứt tường thường thấy.
Keo chống thấm sàn có thể giãn nở tùy điều kiện môi trường, không thấm dột cũng như không rạn nứt với các vết keo ở ngoài trời.
Ngoài các vết nứt và thấm tường, keo chống thấm còn giúp:
- Vá các vết bắt vít bị hoen gỉ
- Bịt kín các điểm giáp mối mái tôn, hoặc các vết hở khe ngói
- Dán khe nứt trên sàn gỗ, bề mặt khác như cửa sổ, la phông, cửa sổ…
- Xử lý mối hở giữa các thanh kim loại cần bịt kín.
Các loại keo chống thấm thông dụng
Keo chống thấm dột Silicon
Ưu điểm:
Không hòa tan trong nước nên chống thấm tốt
- Chất liệu silicon chống ăn mòn cao
- Có khả năng chịu nhiệt cao
- Khả năng đàn hồi tốt ở vị trí khe co ngót hay co giãn.
- Bám dính tốt, thẩm mỹ cao do không làm hư bề mặt.
- Độ bền theo thời gian.
Ứng dụng
- Xử lý hiệu quả các khe nứt hở trong nhà một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Có thể trét lên kính hoặc các đường cầu thang
- Có thể sử dụng khi chống thấm tường, mái tôn
Keo chống thấm AS – 4001SG
Ưu điểm
- Đây là loại keo có tính năng đàn hồi vượt trội.
- Thành phần biến tính
- Không chứa silicon. Không chứa dung môi.
- Có thể bảo quản và sử dụng trong thời tiết khắc nghiệt.
- Có thể chống tia UV.
- Bám dính tốt hầu hết bề mặt.
- Lớp keo không dày, đè lên một lớp sơn lót không bị lộ.
Ứng dụng
- Chuyên dùng cho các mối nối bê tông, các mối nối tấm tường và các khe.
- Chống thấm trần nhà/sàn nhà/tường nhà hiệu quả cao.
- Trám trét hiệu quả các mối nối trên kim loại, đá, gỗ, sứ
Keo chống thấm Neomax 820
Ưu điểm:
- Chịu được các va đập cho bề mặt đặc biệt là trong điều kiện ngoài trời.
- Chống ăn mòn cao đối với các môi trường khắc nghiệt.
- Dễ dàng thi công như sơn nhà – dùng con lăn, chổi quét hay máy phun.
Ứng dụng:
Dùng cho các khu vực thường xuyên chịu độ ẩm cao như mái nhà, vách ngoài, ban công, tường nhà vệ sinh, bể bơi…
Keo chống thấm dột Hawa CT02
Ưu điểm
- Thành phần có chứa Polymer, trộn vữa sẽ có độ liên kết cao hơn.
- Có thể làm phụ gia cho nhiều hợp chất khác.
- Đa dụng chống thấm chống nứt cho các bề mặt
Ứng dụng
- Khả năng chống thấm tuyệt vời, có thể chống thấm ở sàn nhà vệ sinh.
- Tầng hầm để xe có thể bị ngập nước hoặc dưới bể phốt nên có thể làm chống thấm bằng chất liệu này.
- Ngoài ra có thể chống thấm cho sàn mái, hồ nước sinh hoạt, bể bơi..
Cách sử dụng keo chống thấm
Để thi công chống thấm bằng keo PU bạn có thể tham khảo công đoạn sau:
Bước 1: Kiểm tra bề mặt cần xử lý, đánh dấu các vị trí nứt hoặc mảng tường trần bị thấm dột
Bước 2: Vệ sinh kỹ càng bề mặt trước khi bôi keo chống thấm
Bước 3: Khoan vào bê tông bằng mũi 12-14mm theo góc 45 độ. Cách 15-25cm thì khoan tiếp mũi khoan như trên cho đến hết bề mặt.
Bước 4:Đặt mũi kim bơm vào lỗ đã khoan cố định
Bước 5: Dùng máy bơm thủy lực đẩy keo chống thấm PU vào lỗ đến khi tràn ra thì ngưng.
Bước 6: Vệ sinh sàn hoặc tường sạch sẽ. Chờ lớp keo khô.
Như các bạn thấy đó, keo chống thấm là vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Với ưu điểm tuyệt vời và đa dạng các dòng keo chống thấm từ PU, Silicon, Polymer… hy vọng bạn đã tìm ra giải pháp cho tường trần bị dột hoặc nứt.