Ánh sáng là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất kì không gian nào. Nó vừa có tác dụng chiếu sáng đảm bảo các hoạt động của con người, vừa mang yếu tố trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Thông thường tính toán chiếu sáng trong nhà thường kết hợp giữa ánh sáng mặt trời tự nhiên và ánh sáng đèn điện. Các nguồn sáng đèn điện nhân tạo nếu được bố trí và tính toán sử dụng một cách khéo léo không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp thẩm mỹ nội thất của ngôi nhà mà còn cho cảm giác thư giãn, ấm áp cũng như tiết kiệm điện.
1. Lựa chọn các loại đèn chiếu sáng trong nhà
1.1 Chọn lựa chủng loại đèn phù hợp cho gia đình

Hiện có 3 chủng loại đèn phổ biến nhất trên thị trường là ĐÈN SỢI ĐỐT, ĐÈN HUỲNH QUANG và ĐÈN LED. Trong 3 loại này thì đèn LED tỏ ra ưu việt hơn cả vì so với đèn sợi đốt nó tiết kiệm hơn 10 lần và so với compact tiết kiệm hơn 4 lần. Ngoài ra đèn LED còn có ưu điểm bảo vệ mắt vì ánh sáng liên tục không chập chờn theo dòng điện.
1.2. Tính toán loại đèn cho phù hợp với từng không gian

Đèn LED được sản xuất rất đa dạng mẫu mã và kiểu dáng. Nó được thiết kế phù hợp cho từng loại không gian khác nhau. Chính vì vậy mà trước tiên chúng ta cần tính toán và chọn được loại đèn phù hợp cho từng không gian.
1.2.1 Phòng khách:

Phòng khách cần bố trí nhiều điểm chiếu sáng để tùy chỉnh theo các nhu cầu đọc sách, uống café hay tiếp khách… Không nên chiếu sáng nhiều quanh khu vực TV, mặt gương, mặt kính… Ban ngày nên ưu tiên tận dụng tốt các nguồn sáng tự nhiên. Ánh sáng đèn điện phải tạo ra không khí ấm cúng, gần gũi. Ở phòng khách, người ta thường sử dụng đèn downlight để chiếu sáng chung. Đèn led dùng để hắt khe và đèn thả để tạo ra ánh sáng gián tiếp và thêm mục đích trang trí, các loại đèn rọi thường dùng để tạo điểm nhấn.
1.2.2 Phòng ngủ:

Đối với phòng ngủ nên dùng bóng đèn đầu giường để khi có nhu cầu đọc sách sẽ không làm ảnh hưởng tới người khác. Bóng đèn nên dùng loại xoay được và có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng. Phòng ngủ thường trang trí bằng đèn ốp trần. Đèn âm trần, các loại đèn hắt khe và đèn đọc sách để đọc sách cũng như làm đèn ngủ
1.2.3: Phòng bếp:

Đối với phòng bếp và phòng ăn kiểu hiện đại, với bố trí tủ bếp không gắn sát xuống sàn thì có thể xem xét bố trí cả một hệ thống đèn dưới chân bếp. Phòng ăn cần bố trí đèn ở độ cao vừa phải, vị trí giữa bàn hoặc có thể điều chỉnh độ cao lên xuống khi cần. Đèn nên dùng tone ấm như màu vàng, cam tạo tác dụng kích thích vị giác. Phòng bếp có thể linh động sử dụng đèn downlight, đèn thả bàn ăn, đèn tuýp…
2. Cân nhắc độ sáng cần thiết cho các gian phòng

Mặc dù tính toán chiếu sáng trong nhà mang thiên hướng cảm quan và mĩ thuật cá nhân nhiều hơn nhưng vẫn cần phù hợp với các quy luật công thái học. Do đó, cần phải đảm bảo độ sáng tiêu chuẩn ở những vị trí sau:
– Phòng khách: độ sáng 400 lux
– Phòng bếp: độ sáng 600 lux
– Phòng học: độ sáng 700 lux
– Phòng ngủ: độ sáng 100 lux
– Phòng tắm: độ sáng 400 lux
– Sân: Độ sáng 100 lux
Trong thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, việc bố trí chiếu sáng cho không gian sống rất quan trọng. Ánh sáng có cường độ quá thấp quá cao đều khiến mắt phải điều tiết nhiều. Việc này gây ảnh hưởng xấu đến thị giác và thẩm mỹ. Do đó, để có thể tính toán chiếu sáng trong nhà hợp lý và tiết kiệm, hãy tìm đến các chuyên gia, đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.