Tại Sao Các Tấm Tôn Lợp Lại Có Dạng Lượn Sóng? – Giải Đáp Chi Tiết

giải đáp tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng

Kiểu dáng lượn sóng đã rất phổ biến trong các thiết kế mái mái tôn, đây cũng được xem là thiết kế đặc trưng của vật liệu này. Tôn là vật liệu lợp mái phổ biến kinh tế tại Việt Nam. Vậy các bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng, vì sao lại phải sản xuất tôn với hình dạng lượn sóng, và không đa dạng trong phong cách thiết kế?

Nếu thế thì hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu về tôn lợp dạng lượn sóng

giải đáp tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng

Tôn lợp được ứng dụng vô cùng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng, nhà máy… Có chức năng bảo vệ công trình khỏi các tác động của những yếu tố bên ngoài, điều kiện thời tiết.

Tùy vào từng mẫu mã, kiểu dáng mà mỗi loại tôn sẽ có độ dày và thông số kỹ thuật tiêu chuẩn khác nhau. Thông thường, độ dày tôn sẽ được tính bằng zem, zem càng lớn thì tôn càng bền và càng dày. Đa số các loại tôn trên thị trường hiện nay đều được sản xuất với độ dày từ 2 đến 5 zem. 

Vậy tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Cùng tìm hiểu lý do tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng ngay sau đây nhé: 

Về cơ học

câu hỏi tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng

Theo nhận định của các kỹ sư, thiết kế lượn sóng sẽ giúp nâng cao khả năng chịu lực của tôn lợp. Đây chính là lý do mà mái tôn dạng lượn sóng sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn so với loại tôn thẳng. Không những thế, thiết kế này còn giúp cách âm, hạn chế tiếng ồn từ môi trường bên ngoài đến không gian bên trong đặc biệt là khi có mưa lớn. 

Tấm tôn lượn sóng tạo thành sóng âm và sóng dương. Khi người thợ lắp đặt tôn cần phải chú ý không dẫm lên các sóng dương làm móp gãy kết cấu tấm tôn, giảm đặc tính chịu lực của tôn lợp.

Về nhiệt học

lý do tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng
Dịch vụ làm mái tôn giá rẻ

Như đã nói ở trên, tôn có tác dụng bảo vệ công trình khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Do đó, tấm tôn phải chịu tác động trực tiếp từ thời tiết như nắng, mưa, gió… Nhất là khi nắng nóng, bức xạ nhiệt cao, mái tôn sẽ bị giãn nở.

Với loại tôn thẳng, nếu bị giãn nở quá nhiều, không đủ diện tích, thì tấm tôn sẽ đứt gãy hoặc đinh vít cố định bị bung. Nhưng với mái tôn có cấu tạo lượn sóng thì tôn sẽ có nhiều không gian giãn nở hơn, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu mái và không làm bung ốc vít. 

Tìm hiểu cấu tạo cơ bản của mái tôn

lời giải tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng

Để hiểu rõ hơn về lý do tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng, chúng ta cũng cần tìm hiểu cấu tạo cơ bản của mái tôn.

Mái tôn được cấu tạo từ 3 phần chính, gồm:

  • Khung sườn: Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất, đảm bảo độ chắc chắn, bền vững để chống chịu tốt trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão lụt, mưa đá…
  • Hệ kèo và tôn lợp: Theo từng diện tích, mục đích sử dụng và nhu cầu người dùng mà hệ thống kèo và tôn lợp sẽ có sự thay đổi.
  • Ốc vít: Ưu tiên chọn ốc vít bằng inox mạ crome, vì chúng có độ cứng cao, khả năng chống chịu thời tiết tốt, hạn chế nước mưa lọt vào bên trong. 

Các loại tôn lợp phổ biến nhất hiện nay

hỏi đáp tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng

Để đáp ứng theo các yêu cầu thiết kế và tiện ích sử dụng đa dạng, tôn lợp được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau nhưng đa phần có đặc điểm có phần lượn sóng. Chính vì thế, nhiều người sẽ tự hỏi tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng. 3 loại tôn lợp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

Tôn lạnh

Có khả năng phản xạ ánh mặt trời tốt với 2 thành phần chính là kẽm và nhôm. Sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi trội như chống chịu tốt với tác động của môi trường, có thể tạo ra các hợp chất tại mép cắt, chỗ trầy xước.

Ngoài ra, tôn lạnh còn có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với các sản phẩm thông thường khác. Phần chất liệu đặc biệt của tôn lạnh kết hợp với phần uốn lượn cơ bản của một tấm tôn lợp khiến hiệu quả chống giãn nở tốt hơn.

Tôn giả ngói

Loại tôn này có dạng sóng ngói theo kiểu dáng ngói tây, rất phù hợp với những mái nhà có độ dốc lớn hoặc có thiết kế kiểu biệt thự. Tôn giả ngói còn có tác dụng giảm thiểu đáng kể tải trọng lên khung mái, cột và móng nhà so với mái lợp bằng gạch ngói thông thường.

Với đặc điểm giả ngói, nên tôn thường có dạng uốn lượn nhưng với hình dạng của những viên ngói xếp chồng lên nhau. Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng  chính là vì một phần thẩm mỹ là như vậy.

Tôn nhựa lấy sáng

Tôn lấy sáng là sản phẩm tôn lợp đang ngày càng phổ biến trong các công trình hiện nay, nhờ giá thành rẻ, độ bền cao, phù hợp với thời tiết nước ta. Đây là giải pháp vô cùng phù hợp với những công trình yêu cầu nhiều ánh sáng như nhà xưởng, nhà máy, với khả năng lấy sáng từ 85 – 90% và có lớp phủ chống UV bảo vệ sức khỏe người dùng.

Không những thế, tôn lấy sáng còn có khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả, không bị oxy hóa, mài mòn, và chống acid, kiềm tốt… 

Vừa rồi là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng như thường thấy để tăng các đặc tính vật liệu này tốt hơn. Bởi thế, tôn luôn là sự lựa chọn kinh tế, phù hợp ở Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *