Quy trình thi công nhà thép tiền chế như thế nào?

thi-cong-nha-thep-tien-che-1

Thi công nhà thép tiền chế sẽ giúp đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho nhiều công trình xây dựng, ưu điểm là lắp dựng nhanh, tiết kiệm chi phí và giúp kiểm soát chất lượng được tốt nhất, bền vững. Vậy bạn đã nắm được quy trình thi công nhà thép tiền chế chưa? Cùng gocxaydung tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

Nhà thép tiền chế là gì?

Để nắm được quy trình thi công nhà thép tiền chế thì bạn cũng nên hiểu về nhà thép tiền chế là gì trước đã. Thật ra thì nó được xây dựng nhờ vào các thành phần liên kết chặt chẽ với nhau gồm:

  • Cấu kiện chính: kèo, cột và giằng…
  • Cấu kiện phụ: gồm xà gồ, dầm tường những loại thanh chống phần đỉnh tường….
  • Tấm lợp mái và tường có thể sử dụng tôn mái hay tôn vách… đều được.
  • Và một số phụ kiện khác nữa.

thi-cong-nha-thep-tien-che

Quy trình thi công nhà thép tiền chế

Để thi công nhà thép tiền chế thì quy trình sẽ gồm 3 bước chính đó là: Thiết kế -> Gia công -> Lắp dựng. Cụ thể từng bước một nhé:

1. Thiết kế

Trước khi thi công nhà thép tiền chế thì bạn cần phải lên ý tưởng để thiết kế nhà sao cho thích hợp nhất, hãy lập bản vẽ kiến trúc và cả bản vẽ gia công nữa nhé.

– Bản vẽ kiến trúc: trình bày cụ thể những giải pháp thiết kế cho công trình của bạn, tư vấn, phân tích, đánh giá… từng tình hình cụ thể từ đó đưa ra được những lựa chọn và giải pháp tối ưu nhất theo đúng như nhu cầu của chủ đầu tư. Thể hiện được đầy đủ ý tưởng của công trình về mặt bản vẽ mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng hay phối cảnh…

– Bản vẽ gia công: bản vẽ gia công sẽ thể hiện được đầu đủ nhất những số liệu của công trình và được hoàn thiện sau khi bản vẽ kiến trúc đã được phê duyệt.  Hãy nhớ đảm bảo thật chuẩn xác từng chi tiết, con số vì nếu bản vẽ gia công sai 1 chi tiết thôi cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công nhà thép tiền chế nhé.

2. Gia công

Khi gia công bạn cần lưu ý những công đoạn sau:

  • Cắt: cắt những tấm thép theo đúng bản vẽ gia công nó sẽ giúp tạo nên những phôi thép rời.
  • Gia công bản mã: Đục lỗ cho bản mã để có thể sử dụng bulong gắn kết chúng lại được với nhau.
  • Ráp: Kết cấu sẽ được ráp lại với nhau bởi mối hàn tạm.
  • Hàn: Hàn tự động giúp kết nối các linh kiện thành 1 thể thống nhất.
  • Nắn: Khi hàn nếu như linh kiện bị cong vênh thì ta sẽ sử dụng động cơ thủy lực để nắn chúng lại với nhau đảm bảo độ chính xác nhất.
  • Ráp bản mã
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Sơn phủ, chống rỉ sét.
3. Lắp dựng

Đây là công đoạn cuối cùng khi thi công nhà thép tiền chế, tại đây người thợ cần phải đọc và hiểu được sơ đồ bố trí từng chi tiết cũng như thứ tự cần lắp đặt đã được nêu ra trong bản vẽ, cần phải đảm bảo mang lại chất lượng và an toàn nhất cho công trình xây dựng.

Trên đây là quy trình thi công nhà thép tiền chế, hãy tham khảo và thực hiện tuần tự các bước thật chuẩn xác để công trình của bạn đạt chuẩn chất lượng nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *