Sàn luôn là hạng mục chiếm tỷ lệ lớn khi bạn thiết kế công trình, sàn cần phải có độ chịu lực lớn vì thế mà hiện nay nó được cấu tạo khá đa dạng. Và để tiết kiệm chi phí, chủ xây dựng những công trình lớn thường sẽ sử dụng sàn không dầm trong kết cấu sàn.
Giá thành khi thiết kế sàn luôn chiếm khá cao và nếu như với những tòa nhà cao tầng từ khoảng 40 tầng thì không chỉ chi phí cho hệ thống cột, dầm mà bạn còn phải chuẩn bị chi phí lớn cho hệ thống sàn nữa, theo như tính toán thì trọng lượng sàn thường chiếm tới 50% toàn bộ trọng lượng công trình, việc sử dụng sàn không dầm sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối đa nên đang được khá nhiều chủ đầu tư quan tâm.
Giá trị mà sàn không dầm đem lại cho công trình xây dựng là gì?
Như GXD đã nói ở trên hiện nay sàn không dầm đang được ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam thì những công trình nhà dân vẫn sử dụng sàn truyền thống đó là sàn phẳng nhưng với những công trình lớn, nhiều tầng thì sàn không dầm lại đang lên ngôi.
Không những thế khi sử dụng sàn này còn giúp tiết kiệm chiều cao khá tốt khi ta so sánh với những công trình có dầm truyền thống, nó còn giúp giảm chi phí xây tô và bao vỏ, nếu so sánh với bê tông cốt thép thì chắc chắn việc làm này sẽ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu hơn nhiều, tạo được không gian, tăng việc sử dụng vật liệu xanh khi đã giảm vật liệu truyền thống.
Từ việc tiết kiệm được nguyên vật liệu thì hệ thống máy móc, công nhân cũng được giảm, tiết kiệm thời gian thực hiện và giảm thiểu những khí thải độc hại không đáng có ra ngoài môi trường. Đặc biệt sàn không dầm còn tạo nên được các lớp đệm không khí, nó sẽ giúp cho bề mặt sàn sau này có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn nhiều so với sàn truyền thống.
Chắc hẳn không phải ai cũng biết sàn không dầm chính là được thực hiện theo công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo 2 hướng không dầm, sử dụng ít cột và có khẩu độ nhịp lớn. Có thể nói sàn không dầm vô cùng linh hoạt trong thiết kế, nó có khả năng áp dụng cho nhiều loại công trình khác nhau và có tính cách nhiệt, cách âm cũng khá tốt, giảm khả năng cháy nổ xuống tới mức thấp nhất.
Rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí: như đã nói ở trên thì đây chính là một lợi ích tuyệt vời của sàn không dầm nó giúp cho tải trọng công trình giảm, nguyên vật liệu sử dụng ít hơn tiết kiệm chi phí vật liệu xây dựng, nhân công và thời gian thực hiện.
So với sàn truyền thống thì sàn không dầm sẽ có khả năng chịu tác động như động đất được tốt hơn, và đặc biệt là giảm khối lượng công trình để công trình nhẹ hơn nhưng vẫn có thể chịu được lực lớn, tính vượt nhịp cao, cốt thép đơn giản và chiều cao thông thủy lơn. Có thể nói giá trị mà sàn không dầm mang lại khá nhiều nên bạn có thể cân nhắc khi sử dụng hình thức này cho công trình nhé.